Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

Sắc lệnh 155/ ngày 16-8-1946 “Quy định về danh từ Kiến trúc sư”

          Ngay từ những ngày đầu của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ non trẻ, khi còn đang ở thế “thù trong - giặc ngoài”, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sóm nhận thức vai trò của Kiến trúc sư và chỉ đạo các thành viên Chính phủ liên hiệp có văn bản xác lập địa vị pháp lý của Kiến trúc sư.
Sau đây là toàn văn Sắc lệnh 155/ ngày 16-8-1946 “Quy định về danh từ Kiến trúc sư”:

CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
-----
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------------------
Số: 155 /SL
            Hà Nội, ngày 16  tháng 8  năm 1946
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Chiếu theo luật lệ hiện hành ấn định qui tắc và chương trình trường Cao đẳng kiến trúc;
Chiếu theo luật lệ hiện hành về nghề kiến trúc và việc xây dựng nhà cửa trong nước Việt Nam;
Theo lời đề nghị của các ông Bộ trưởng bộ Giao thông Công chính và bộ Quốc gia Giáo dục;
Sau khi ban Thường trực Quốc hội và hội đồng Chính phủ đã thoả hiệp,
RA SẮC LỆNH:
Điều thứ nhất.- Danh từ “Kiến trúc sư” chỉ dành riêng cho:
1) Các người đã có bằng cấp tốt nghiệp trường Cao đẳng Kiến trúc Việt Nam.
2) Các người có bằng cấp tốt nghiệp các trường Cao đẳng Kiến trúc ngoại quốc, mà chương trình học thuật tương đương với chương trình học thuật của trường Kiến trúc Việt Nam.
3) Các cựu sinh viên đã học hết chương trình và đã mãn khoá học trường Cao đẳng Kiến trúc Việt Nam, và đến ngày ký sắc lệnh này, đã được liệt kê vào bảng danh sách các Kiến trúc sư được Chính phủ công nhận.
4) Các cựu sinh viên đã học hết chương trình và đã mãn khoá học trường Cao đẳng Kiến trúc Việt Nam, và đến ngày ký sắc lệnh này, đã làm nghề kiến trúc tại một phòng kiến trúc hay ở một công sở được ít nhất là năm năm.
Điều thứ hai.- Các ông Bộ trưởng bộ: Nội vụ, Giao thông Công chính và Quốc gia Giáo dục chiếu sắc lệnh thi hành./.

TM. CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
(đã ký)
Huỳnh Thúc Kháng
PHÓ THỰ
ĐỎNG LÝ BỘ TRƯỞNG
BỘ QUỐC GIA GIÁO DỤC
(đã ký)
Ca Văn Thỉnh
BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG CÔNG CHÍNH
(đã ký)
Trần Đăng Khoa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi viết nhận xét, bạn hãy dùng tiếng Việt có dấu (kiểu Telex) và font chữ Unicode