Với kiến trúc độc đáo, Tháp Nhạn là một trong những ngôi tháp vào loại lớn của người Chăm, được bộ Văn hóa-Thông tin công nhận là Di tích kiến trúc – nghệ thuật cấp quốc gia ngày 16/11/1988.
Nằm ở địa thế cao nhất thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Người dân nơi đây thường gọi là Tháp Nhạn. Tòa tháp độc đáo này tọa lạc trên đỉnh núi Nhạn là một trong những địa danh được nhiều du khách lần đầu đến với thành phố biển này không thể bỏ qua.
Có bình đồ vuông, với chiều cao gần 24m, Tháp Nhạn bao gồm 3 phần chính đó là phần đế, thân và mái cùng những nét hoa văn cổ kính độc đáo gồm tất cả 4 tầng thu nhỏ dần khi lên cao đặc trưng của thời kỳ cuối thế kỷ 11... Tháp là nơi thờ phụng thần linh của người Chăm cổ được người Chăm sinh sống ở lưu vực châu thổ sông Ba xây dựng nên vào khoảng thế kỉ 12. Qua sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, nhiều phần của tháp bị hư hỏng nặng, nhưng nhờ được trùng tu, tôn tạo, tháp được phục dụng lại nguyên gốc, mang một vẻ đẹp mới.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng nã pháo làm cho đỉnh tháp và 3 góc tháp bị đổ về phía cửa tháp ở hướng đông. Do bị hư hại nhiều trong chiến tranh, vào những năm 1995, tỉnh Phú Yên đã tu bổ tháp, hàn gắn những chỗ bị nứt bên trong và ngoài tháp. Người ta dùng xi măng xây kín cả chân tháp.
Hằng năm, vào dịp lễ, tết, trên núi Nhạn tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí. Đặc biệt, vào rằm tháng Giêng âm lịch, nơi đây diễn ra hội thơ Nguyên Tiêu thu hút đông đảo văn nghệ sĩ và du khách gần xa.
Tháp Nhạn nổi bật trên núi Nhạn, khu vực cao nhất ở Tp.Tuy Hòa
Đứng trên Tháp Nhạn, ở độ cao hơn 60m so với mực nước biển, có thể quan sát toàn cảnh Tp.Tuy Hòa với dải bờ biển cùng sự phát triển của thành phố này…
Ẩn hiện sau những tán cây cổ thụ, Tháp Nhạn khiến bất cứ ai cũng tò mò khi lần đầu đặt chân đến
Trên khoảng sân rộng, Tháp Nhạn hiện diện như một dấu ấn của văn hóa Chăm.
Đỉnh tháp được làm bằng đá khối hình trụ, biểu tượng phồn thực linga.
Bốn mặt của tháp được trang trí bằng các hoa văn độc đáo.
Một trong 4 góc cạnh của tháp vẫn còn nguyên vẹn.
và rêu phong thời gian…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi viết nhận xét, bạn hãy dùng tiếng Việt có dấu (kiểu Telex) và font chữ Unicode