Với bài viết sau, chỉ cần đổi danh từ "VN, nước ta" thành "PY, tỉnh ta" thì hoàn toàn “y chang” với tình hình thực tế:
Phát triển đô thị Việt Nam: Thiếu không gian xanh Trong xu hướng đô thị hóa hiện nay, việc phát triển đô thị xanh sẽ giúp môi trường trong sạch hơn. Việc nghiên cứu, triển khai quy hoạch và xây dựng đô thị xanh trở thành xu hướng chung của các nước trên thế giới. Dù có khá nhiều lợi thế nhưng con đường hướng đến xây dựng đô thị xanh ở Việt Nam gặp không ít trở ngại.
Chưa có đô thị xanh Tỷ lệ diện tích cây xanh ở các khu đô thị còn quá thấp. GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Chủ tịch hội Môi trường Xây dựng Việt Nam cho biết, 7 tiêu chí của đô thị xanh bao gồm: không gian xanh; công trình xanh; giao thông xanh; công nghiệp xanh; chất lượng môi trường đô thị xanh; bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, công trình lịch sử, văn hóa; cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường và thiên nhiên. Tuy nhiên, việc phát triển đô thị xanh ở Việt Nam gặp nhiều trở ngại như hạ tầng kỹ thuật và xã hội còn kém; môi trường nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng; dân số đông nên hạn chế quỹ đất xây dựng; đội ngũ chuyên gia quy hoạch còn ít và trình độ chưa cao; tỷ lệ diện tích cây xanh còn quá ít so với yêu cầu của đô thị xanh.
Tại lễ công bố “Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010 – tổng quan môi trường Việt Nam”, TS Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng tổng cục Môi trường (bộ TN-MT) đưa ra nhận định, hầu như chưa có đô thị nào của Việt Nam được công nhận là đô thị xanh, sạch. Hệ thống cây xanh đô thị của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu về môi trường và tạo cảnh quan đô thị. Diện tích đất cây xanh quá ít, cơ cấu cây trồng chưa hợp lý.
Trong tiêu chuẩn đô thị xanh, mỗi người phải có 10m2 cây xanh để hấp thu lượng khí do họ thải ra. Tuy nhiên, cây xanh ở đô thị nước ta chưa đạt tiêu chuẩn về độ che phủ cũng như cân bằng hệ sinh thái. Tại các vùng đô thị hóa nhanh, chưa có vành đai xanh để bảo vệ môi trường. Hệ thống cây xanh mới hình thành và tập trung tại các đô thị lớn và trung bình, còn tại các đô thị nhỏ, cây xanh chiếm diện tích không đáng kể. So với các tiêu chuẩn và quy chuẩn thì tỷ lệ diện tích đất dành cho cây xanh còn rất thấp. Việt Nam hiện vẫn chưa có quy định cụ thể về xây dựng một khu đô thị xanh, nhưng tiêu chí cho một khu đô thị xanh đang được xây dựng và dự kiến ra mắt trong năm nay.
Giải pháp nào? Không gian xanh ở các khu đô thị mới hiện nay như là một sự xa xỉ??! Việc phát triển cây xanh tại các đô thị dường như bị xem nhẹ. Việc quản lý cây xanh lỏng lẻo, tình trạng chặt phá cây diễn ra thường ngày. Trong thời buổi “đất vàng, đất kim cương” nên nhiều nhà đầu tư sao nhãng việc phải dành một diện tích đất nhất định để trồng cây xanh, tạo không gian xanh cho đô thị. Một nguyên nhân chính là thiếu nguồn lực cho sự phát triển. Hầu hết chi phí này chủ yếu chỉ dựa vào ngân sách nhà nước và chưa có cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích các thành phần kinh tế và nhân dân cùng tham gia phát triển đô thị xanh. Nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề này, chúng ta hãy bắt đầu từ việc cụ thể như quản lý, bảo vệ hệ thống cây xanh hiện có. Phải phân công rõ chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó, chính quyền đô thị các cấp có trách nhiệm và vai trò quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ, phát triển cây xanh trên địa bàn.
Đã có nhiều nhận định, nước ta có điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm là môi trường thuận lợi để phát triển không gian xanh đô thị và các công trình kiến trúc xanh. Thuận lợi hơn là có thể học tập, rút kinh nghiệm đi trước từ các nước phát triển để áp dụng vào nước ta.Để phát triển đô thị xanh, trong chiến lược quy hoạch phát triển hệ thống đô thị cần quan tâm đến hướng phát triển đô thị sinh thái, đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, thành phố xanh không thể tồn tại nếu thiếu sự hỗ trợ của xã hội và chính quyền. Đô thị muốn “xanh” thì xã hội cũng như chính quyền cũng phải “xanh”. Để ứng phó với biến đổi khí hậu, cần giảm phát thải khí nhà kính qua việc thiết kế, quy hoạch đô thị có tính đến các yếu tố sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và tận dụng nguồn năng lượng tái tạo.
Hồng Thái//Kinh tế - Đô thị
Vì sao, Phú Yên - một tỉnh Nam Trung bộ nắng nóng, gió nam cồ (tức gió nóng, mạnh khác với gió nồm là gió mát, hiền hòa) - nhưng trụ sở cơ quan Tỉnh ủy với một mặt sân bê tông hàng nghìn mét vuông, không có chút bóng cây che mát, để rồi vài năm sau, trụ sở UBND tỉnh, trụ sở khối cơ quan Dân vận cũng lại “tiếp thu kinh nghiệm” đó ??! Một quảng trường tràn ngập đá lát do chủ đầu tư “tự sản tự tiêu”, chói chang hớp nắng, một dải bờ biển với hàng phi lao già cỗi từ ngày mới giải phóng và ngày mới tái lập tỉnh, để các “nhà đầu tư” sang tay nhau hàng vài lần trong hàng mươi năm, người dân không được thụ hưởng gì ngoài vài năm hàng quán xiêu vẹo tranh thủ, tận dụng (nay đã bị “xóa xổ”)… Nào là dự án công viên Vạn Kiếp, nào là đại dự án công viên Hồ Sơn…, nào là dự án Newcity, làng Bắc Âu, resort Thuận Thảo, Long Beach, Bán Đảo Ngọc… những cái tên mỹ miều chỉ nằm trên giấy hoặc nhỏ giọt đầu tư lấy lệ (chưa kể rất nhiều dự án dịch vụ du lịch khác đã bị thu hồi giấy phép đầu tư sau nhiều thời gian chiếm giữ chỗ), cả đến nghĩa trang Thọ Vực có vị trí tuyệt vời, nhưng cũng chưa thấy đầu tư hạng mục cây xanh bóng mát? Mới được có vườn hoa Diên Hồng nho nhỏ, được ưu ái thiên tạo núi Nhạn để rồi “tự sướng”?
Thế nhưng, để đạt được tiêu chí đô thị loại III, và cấp thị xã, Tuy Hòa và Sông Cầu đã được châm chước vể chỉ tiêu cây xanh trên đầu người. Nay, để thực hiện nâng cấp đô thị loại II và loại III, cũng tiếp tục đề nghị châm chước nữa hay sao?
Vì sao và vì sao???
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi viết nhận xét, bạn hãy dùng tiếng Việt có dấu (kiểu Telex) và font chữ Unicode